Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng rất giống với sốt xuyết huyết. Cả 2 đều là những căn bệnh nguy hiểm nên cần phải phân biệt rõ ràng để có hướng giải quyết và điều trị đúng đắn, tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng


Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt nhẹ hoặc cao và những dấu hiệu làm tổn thương đến da như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn chân, họng, lòng bàn tay, lưỡi, mông, đầu gối, quanh miệng… Tuy nhiên, phải là người rất để ý mới là người phát hiện ra các triệu chứng này kịp thời.

3 dấu hiệu cho thấy bệnh có biến chứng



- Giật mình: Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý quan sát triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, chú ý xem số lần giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài 2 ngày và không có tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình nhiễm viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, phải đưa tới bệnh viện và cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Bởi đau đầu và mệt mỏi trẻ có thể sẽ quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ rồi lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé bị sốt hoặc bị nhọt ở miệng nên quấy khóc, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đó là dấu hiệu báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Khi thấy trẻ có một trong 3 triệu chứng trên, hãy lưu ý đưa trẻ đến những phòng khám để được xử lý kịp thời.

XEM THÊM: 

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.